Điều là gì? Nguồn gốc và đặc điểm cây điều
Mục lục
Điều là gì?
Cây điều (còn gọi là cây hạt điều) là một loại cây có nguồn gốc từ Brazil và phát triển tốt nhất ở vùng khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
Dưới đây là một số thông tin về cây điều:
Đặc điểm của cây điều:
Cây điều thường sẽ cao từ khoảng 3m đến 9m.
Lá cây điều mọc so le, cường ngân, hóa màu trắng và có mùi thơm nhẹ nhàng.
Quả của cây điều thơm ngon, có giá trị thực phẩm cao và được ưa chuộng trong thực phẩm và thương mại.
Vỏ ngoài của quả điều cứng, không tự mở, và mắt lõm vào.
Cuống của quả phình to ra thành hình trái lê.
Thời gian trồng và thu hoạch:
Thời gian trồng cây điều đến khi thu hoạch hạt điều thường mất từ 2 đến 3 năm.
Cây điều có tuổi thọ lên tới 40-50 năm và thường cho năng suất ổn định trong giai đoạn từ 10 đến 20 năm sau khi trồng.
Hạt điều:
Hạt điều phát triển tốt nhất ở đất cát, nhưng cây vẫn phát triển tốt mà không cần sử dụng thêm phân bón.
Hạt điều có màu vàng và thường được chế biến thành các loại thực phẩm cao cấp.
Ngoài ra, cây điều còn được trồng ở nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm Việt Nam, Ấn Độ, Nigeria, Indonesia, Philippines và nhiều nơi khác.
Nguồn gốc cây điều
Điều có nguồn gốc xuất xứ đầu tiên ở khu vực đông bắc Brazil, khu vực xuất xứ đầu tiên có thể là ở bang Ceara, cho tới nay vẫn còn tồn tại những vùng có cây điều tự nhiên rộng lớn. Vào năm 1558, có nhà tự nhiên học cũng là một thầy tu người Pháp có tên là Thevet đã đến Brazil khảo sát và tại đây, cây điều lần đầu tiên được cho vào mô tả chuyên khảo của ông có tựa đề "The oddities of Antarctic France otherwise known as America and of many lands and islands discovered in ourtimes" (1558) - được tái bản vào năm 1994 tại Brazil. Tác giả đã kể lại chi tiết việc tiêu dùng trái điều, nước ép trái điều, việc nướng hạt điều trên bếp lửa lấy nhân ăn. Ông cũng là người đầu tiên vẽ tranh về cây điều và hoạt động thu hái quả điều, ép lấy nước dịch quả điều chứa vào một vại lớn của người dân địa phương. Tiếp sau đó còn có một số tác giả khác như Rheed (1682), Marcgrave (1648),Gandao (1576) ... trong các khảo sát của mình cũng đã cố thêmvào những quan sát đầu tiên của Thevet. Chẳng hạn như Gandao (1576), trong mô tả cây điều đã nhắc lại trái điều là một quả rất "độc đáo" trong mùa nóng và mùi vị của nhân điều ngon hơn hạnh nhân.
Vào thế kỷ XVI, Cây điều đã được thực dân Bồ Đào Nha đưa tới Châu Á và các quốc gia thuộc địa ở Châu Phi. Năm 1550, thực dân Bồ Đào Nha đã đưa cây điều tới Goa (Ấn Độ), sau đó là đến Cochin vào năm 1578. Từ đây cây điều đã được phát tán nhanh chóng ra toàn bộ các bờ biển ở phía đông nam và phía tây tiểu lục địa Ấn Độ, đồng thời cũng được phân bố rộng khắp tới các đảo Andamane,Nicobar, Indonesia và Ceylon. Điếu phát tán tới Đông Dương và những nước khác ở Đông Nam Á và một số đảo quốc nhỏ ở Thái Bình Dương có thể là do tác nhân là chim chóc, dơi, khỉ và con người (Bunkill 1935, Johnson 1973). Cũng vào thời gian này người Bổ Đào Nha đã đưa hạt điều tới trồng ở các thuộc địa của họ ở Châu Phi là Mozambique và Angola, rồi từ Mozambique phát tán tới Tanzania và Kenza. Sau này, cây điều tiếp tục được đưa đến các nước ở Bắc Úc, nam Florida, các đảo Hawais, và Fiji,. Ở châu Á cũng như châu Phi cây điều xem như đã được địa phương hóa. Ở đây có các điều kiện tự nhiên đặc biệt phù hợp cho cây điều sinh trưởng và phát triển tốt đến mức làm cho một số nhà thực vật học đã gán cho cây điều như là cây bản địa của châu Á.
Đặc điểm của cây điều
Thân
Cây điều là cây thân gỗ, cao khoảng từ 8 - 12 mét, đường kính của tán cây có thể rộng từ 10 - 12 mét, ở những nơi đất tốt và khí hậu thích hợp cây điều có thể cao tới 20m. Đặc điểm của thân cây điều là cành rất rộng và tán nhiều, số lượng cành sơ cấp và thứ cấp của cây điều rất nhiều. Thân cây điều thường phân cành sớm, cành điều có thể đâm ra ngay từ gốc. Theo Kumaran và các công sự (1976), cây điều khi mà đạt đến 4 năm tuổi sẽ có số cành sơ cấp thay đổi từ 9 lên đến 30 cành và cành thứ cấp có thể đạt từ 246 đến 412. Gỗ điều tương thì đối mềm, nhẹ, có tỷ trọng là 0.5 (Lima 1954, Tavares 1959). Ở những nơi có ánh sáng đầy đủ, cành điều có thể phát triển tán thành các hình ô có đường kính đạt từ 12 đến 15 mét.
Rễ
Cây điều có những đặc điểm rất nổi bật là hệ thống của bộ rễ gồm có cả rễ cọc và rễ ngang. Ở những vùng đất khô, có mạch nước ngầm thấp, rễ cọc sẽ đâm xuống rất sâu để có thể hút nước, rễ cọc cũng có thể ăn sâu tới 5 mét. Rễ ngang ăn rộng ra tới 6 mét, hệ rễ ngang cũng phát triển rất rộng, đường kính có thể lớn gấp đôi đường kín củatán cây, có chức năng để tìm kiếm và hút chất dinh dưỡng để về nuôi cây. Bộ rễ phát triển rất mạnh cho nên cây điều có thể ra hoa và kết quả trong suốt 5 - 6 tháng mùa khô dài.
Lá
Lá của cây điều có một số đặc điểm như sau:
Hình dáng và kích thước:
Lá của cây điều thường hay mọc chủ yếu chỉ ở đầu cành.
Lá có hình trứng, chiều dài trong khoảng 10 – 20cm và chiều rộng từ 5 – 10cm.
Khi còn non, lá điều có màu xanh nhạt hoặc hơi đỏ, khi già sẽ chuyển dần về màu xanh đậm.
Gân lá nổi rõ lên trên bề mặt.
Hoa
Thường ra vào khoảng đầu mùa khô. Hoa điều có màu sắc khá đa dạng và đẹp mắt. Chúng thường có 5 cánh và chủ đạo là các sọc màu đỏ hơi hồng trên nền màu trắng sữa. Hoa điều không mọc đơn lẻ, mà thường mọc thành từng chùm với nhau. Mỗi chùm có thể có đến hàng trăm bông hoa. Hoa điều có thể là là đơn tính hay hoa lưỡng tính. Thường thì sẽ phải mất 3 năm thì cây điều mới có thể bắt đầu ra hoa.
Quả
Quả điều cũng được xem như là một loại thực phẩm rất tốt, thơm ngọt và dễ tiêu hóa. Quả đều giàu khoáng và các vitamin như C, B1, B2, PP,... đặc biệt Vitamin C trong quả điều gấp 5 lần quả chanh. Nước ép quả điều chưa 10,0 -10,5% đường và 0,35 axit, độ Brix từ 12 đến 14. Nhược điểm của quả điều đó là có vị hơi chát do có chất Tanin. Tuy nhiên cũng có nhiều phương pháp để có thể khử vị chát ngay từ quả hoặc nước ép. Quả điều dùng làm thực phẩm khá đa dạng như ăn tươi hoặc chế biến nước uống, rượu, mút, kẹo. Quả và hạt điều còn có tác dụng chữa trị một số bệnh như giảm đau, lợi tiểu, viêm phế quản, tiêu chảy, nhiễm trùng đường da...
Hạt
Hạt điều có hình dạng gần giống như hình của quả thận, có màu lục sẫm. khi còn non và sẽ chuyển dần qua màu xám trắng khi hạt điều trưởng thành. Hạt có chiều dài trung bình 2,5 - 3,5 cm, rộng khoảng 2cm và dày từ 1 - 1,5 cm, có trọng lượng từ 5 - 9 gam. Về cấu tạo, hạt điều gồm hai phần chính là lớp vỏ bên ngoài và nhân điều bên trong. Vỏ hạt điều gồm 3 lớp. Lớp ngoài cùng thường rất cứng (dày khoản 2- 3 mm), nhẵn, dai màu xám hoặc nâu xám, lớp vỏ giữa dày nhất, xốp, cấu trúc tổ ong chứa một chất lỏng có tính nhựa, nhớt, màu nâu đỏ. Chất lỏng này khi tiếp xúc với không khí sẽ nhanh chóng bị sậm màu , chất lỏng này được gọi là dầu vỏ của hạt điều (còn gọi là CNSL - Cashew nut Shell liquid) - Dầu vỏ có vai trò là chất để bảo vệ tự nhiên cho hạt chống lại sự tấn công của côn trùng. Lớp trong cùng cứng như đá. Nhân được tạo thành bởi 2 lá mầm được bao bọc bởi 1 lớp vỏ lụa có màu nâu hơi đỏ. Nhân là phần ăn được có hình thận hàm lượng lipid (trên 40% theo trọng lương) và protein (khoảng 20%) cao.
Tỷ lệ về thành phần của hạt điều như sau:
Nhân: 10 – 20%
Vỏ: 2 – 5 %
Dầu vỏ: 18 – 23 %
Vỏ:
45 – 50 %
Cây điều ở Việt Nam
Cây điều du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ thứ XVIII. Trước đâu được trồng nhiều ở miền Nam và chủ yếu trồng lẻ tẻ quanh nhà để lấy quả ăn và bóng mát. Từ sau năm 1975, cây điều được chọn là loại cây để trồng lại rừng bị phá hoại trong chiến tranh ở các tỉnh phía Nam.
Tuy vậy, phải đến những năm đầu 1980, việc khai thác tiềm năng kinh tế to lớn của cây điều ở nước ta mới thực sự được chú ý. Nhiều nông trườn được thành lập, người dân được khuyến khích trồng điều. Ngày nay, cây điều cũng đã được trồng rộng rãi và được phân bố dọc từ miền Trung vào tới khu vực Nam bộ nước ta, phổ biến nhất ở các khác khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ như: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng,... Từ năm 2006 đến nay Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu nhân hạt điều và cũng là quốc gia có diện tích điều lớn thứ 3 thế giới.